Ảnh mượn tạm trên internet

Click vào đây để đến ngochinguyen.com

Ảnh từ host

Click vào đây để đến google sites

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Đăng ký

Khóa học THIẾT KẾ WEB CÁ NHÂN CHUYÊN NGHIỆP TỪ BLOGGER

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỜ THÀNH FREELANCER

Chào các bạn,vừa qua có một số bạn hỏi AnhtuanA các vấn đề về freelancer như: làm thể nào để trở thành freelancer? Công việc hiện tại của mình liệu có thể trở thành freelancer không? Định hướng tương lai của một freelancer như thế nào?…
Đây là một chủ đề rất hay. Mặc dù hiện tại AnhtuanA vẫn là một “freelancer nghèo”, chưa được tự do thực hiện tất cả những điều mình thích nhưng ít nhất hiện tại AnhtuanA đã được tự do không phải làm những việc mình không thích.
Dưới đây làm một số điều mình muốn chia sẻ với mọi người về công việc này. Những thông tin sau đây sẽ giúp ích nếu bạn muốn bước chân vào con đường của một freelancer.
1. Bạn làm việc theo công nhật hay theo kết quả công việc?
Công việc hiện tại của bạn được trả lương dựa trên thời lượng bạn ngồi trước công việc hay dựa trên kết quả công việc bạn mang lại?
Là một freelancer, bạn nhất định phải làm việc và hưởng lương dựa trên kết quả công việc. Nếu bạn cảm thấy rủi ro và áp lực với kiểu làm việc này, freelancer không phải là một lựa chọn thích hợp cho bạn.
Đây là một điểm tương đồng khá lớn giữa một freelancer và một salesman. Bạn chia sẻ rủi ro với người chủ, với đối tác. Đó là lý do bạn được đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến cao hơn so với các loại công việc khác.
Tại sao bạn không đề nghị với sếp được hưởng lương trên kết quả công việc thay vì lương cứng? Đây là một tiền đề quan trọng cho các bước sau của bạn: thoát khỏi môi trường làm việc văn phòng và sự ràng buộc về thời gian.
2. Những công việc nào phù hợp cho một freelancer?
Mặc dù không phải tất cả các công việc khi tham gia bạn có thể làm việc như một freelancer. Nhưng tin vui là với điều kiện hiện nay, số công việc phù hợp cho freelancer có rất nhiều.
Các công việc không phù hợp cho freelancer: Các công việc đòi hỏi làm việc với trang thiết bị, máy móc tại xưởng và sự tương tác liên tục như nhân viên cứu hỏa, công nhân nhà máy đóng hộp, bác sĩ phụ sản…
Các công việc phù hợp cho freelancer: là các công việc bạn có thể mang ra khỏi công ty. Bạn tự kiểm tra xem công việc của mình có thể thực hiện được bên ngoài công ty không nhé.
3. Nếu công việc của tôi không thể mang ra khỏi công ty?
Mặc dù bạn yêu thích freelancer, bạn không thể dứt ra khỏi công việc hiện tại, bạn không thể đàm phán với sếp về việc hưởng lương trên kết quả công việc thay vì thời lượng làm việc.
Đây là lúc bạn phải tự hỏi mình: bạn đang làm công việc hiện tại vì đam mê hay để kiếm sống? Nếu câu trả lời của bạn là để kiếm sống, hãy tìm một vị trí khác trong cùng ngành nghề hiện tại của bạn nhưng có tiềm năng giúp bạn làm việc độc lập, cho dù vị trí đó có mức lương thấp hơn.
Những kỹ năng cần có của một freelancer?
Ngoài kiến thức chuyên ngành, bạn cần trang bị những kỹ năng sau khi trở thành một freelancer
- Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân
- Kỹ năng bán hàng
- Kỹ năng quản lí thời gian
Nếu bạn là một thành viên của một nhóm freelance hoặc làm việc cho một tổ chức nhưng làm việc tự do, kỹ năng bán hàng sẽ không phải là yếu tố quan trọng.
Freelancer và Businessman
Các freelancer khi đã thành công thường có xu hướng trở thành một businessman. Khi đã có sẵn lượng khách hàng, bạn có thể tiến hành thuê người, giao quyền, học tập thêm các kiến thức để xây dựng một doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu không muốn mở doanh nghiệp riêng, bạn vẫn có thể tiếp tục củng cố thương hiệu cá nhân của mình để tiếp tục làm một freelancer, hợp tác với một tổ chức, trở thành nhà đầu tư v.v…
Các bước trở thành một freelancer
Nhiều bạn hỏi AnhtuanA: “Làm thế nào để trở thành một freelancer trong khi vẫn đang làm việc cho một tổ chức?”
Câu trả lời là: “Không thể”. Vì chữ “Freelance” đã mang ý nghĩa là làm việc tự do rồi. Nếu bạn vừa làm công ăn lương, vừa làm thêm một công việc thì đó chỉ là công việc “Partime”, không thể gọi là “Freelance” được.
Tuy nhiên, sẽ có các bước sau giúp bạn thực hiện từng bước một trên con đường thoát khỏi môi trường làm việc văn phòng:
1. Hình dung về con người bạn sẽ trở thành
Hãy hình dung về con người bạn khi trở thành freelancer: Bạn cung cấp dịch vụ nào cho khách hàng? Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu? Bạn dành bao nhiêu giờ mỗi tuần cho công việc?
2. Cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc giá rẻ
Sau khi đã xác định được dịch vụ bạn sẽ cung cấp cho khách hàng, hãy tiến hành cung cấp dịch vụ này miễn phí hoặc giá rẻ. Mục tiêu là xây dựng những hồ sơ khách hàng đầu tiên của bạn, làm tiền đề cho công việc sau này.
Bạn có thể cung cấp dịch vụ cho người quen. Tốt nhất là cung cấp cho các khách hàng có danh tiếng trên thị trường.
3. Xây dựng thương hiệu cá nhân
Sau khi đã có một lượng khách hàng ổn định, hãy bắt đầu xây dựng hình ảnh “chuyên gia” trong mắt mọi người: Nói với tất cả mọi người bạn đang cung cấp dịch vụ này: truyền miệng, status yahoo, chữ ký emai, chữ ký diễn đàn, danh thiếp v.v…
Viết blog: Blog là một công cụ hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Hãy viết về chuyên môn của bạn, copy các bài viết hay trong chuyên ngành, viết về kinh nghiệm cá nhân, các thành tích, kết quả của khách hàng v.v…
Tham khảo:
4. Nâng giá dịch vụ
Bước tiếp theo là nâng giá dịch vụ để nâng cao lợi nhuận. Do lợi thế làm việc tự do, bạn có thể đặt một mức giá cạnh tranh so với đối thủ là các công ty cung cấp dịch vụ.
5. Breaking free!
Khi thu nhập từ công việc freelance đã đủ đảm bảo chi trả cho chi phí tối thiểu của bạn, hãy bắt đầu hành trình freelance của mình bằng việc đàm phán với sếp cho phép bạn làm việc tại nhà hoặc xin nghỉ hẳn công việc hiện tại để làm một freelancer.
Tham khảo thêm về cách thức đàm phán để có được công việc tại nhà: Sách “Tuần làm việc 4 giờ” – Timothy Ferriss.
Bạn có thể đăng ký để nhận được những bí quyết, kinh nghiệm làm việc tự do tại đây.
Chúc bạn sớm thành công trên con đường trở thành một freelancer!
Theo: Peacat.com

AI KIẾM TIỀN GIỎI HƠN AI?



Để đánh giá một người có “giỏi kiếm tiền” hay không, bạn thường dựa vào điều gì?
“Anh A con bà B kiếm tiền rất giỏi, mỗi tháng thu nhập hơn 10 triệu, gửi về nhà cho cha mẹ 2 triệu. Anh C rất giỏi kiểm tiền, lương mỗi tháng hơn 20 triệu…”
Một cách nhìn rất phổ biến hiện nay là người ta đánh giá khả năng kiếm tiền của một người dựa trên thu nhập hàng tháng của người đó.
Nhưng nếu chỉ vậy thì thật là thiếu sót. Bạn hãy xem xét ba trường hợp sau
1. Anh Nam là một người bỏ mối trái cây cho nhà hàng. Thu nhập mỗi tháng 4 triệu.
2. Chị Lan là một nhân viên ngân hàng. Thu nhập mỗi tháng 15 triệu.
3. Anh Sang là một người môi giới bất động sản. Thu nhập mỗi năm 120 triệu.
Thu nhập tính trên tháng của mỗi người là:
1. Anh Nam: 4 triệu
2. Chị Lan: 15 triệu
3. Anh Sang: 10 triệu
Như vậy chị Lan là người kiếm tiền giỏi nhất? Bạn có thấy điều gì kỳ lạ trong việc này?
Thật ra, mọi người hay bỏ sót 2 cách tính thu nhập quan trọng khác. Hãy xem xét 3 hướng kiếm thu nhập chính hiện nay:
- Thu nhập hướng theo năm
- Thu nhập hướng theo tháng
- Thu nhập hướng theo giờ
Bạn có để ý, những người giàu nhất là những người hướng thu nhập theo năm? Bạn có biết hiện nay xuất hiện một lớp người giàu mới hướng thu nhập theo giờ?
Chúng ta hãy quay lại ví dụ trên và thêm một vài dữ liệu
- Anh Nam phải bỏ ra 2 giờ mỗi tuần để chở trái cây từ chợ đầu mối đến đại lý. Như vậy, mỗi tháng anh làm việc 8 giờ. Thu nhập mỗi giờ của anh là: 500.000 VND / giờ
- Chị Lan làm việc 44 giờ mỗi tuần, thu nhập mỗi giờ của chị Lan là: 85.000 VND / giờ
- Anh Sang phải bỏ ra 3 tháng, mỗi ngày làm việc 8 giờ, 5 ngày mỗi tuần để có được hợp đồng tạo ra lợi nhuận 120 triệu. Thu nhập mỗi giờ của anh Sang là: 333.000 VND / giờ
Nếu tính thu nhập theo giờ, rõ ràng anh Nam là nhà vô địch!
Lời kết
Dĩ nhiên, việc một người có giỏi kiếm tiền hay không còn phải dựa vào định nghĩa “thế nào là giỏi kiếm tiền?” Dựa vào tổng thu nhập? Dựa vào năng suất lao động? Dựa vào công sức bỏ ra so với thu nhập có được?
Trong ví dụ trên, anh Nam và anh Sang có lợi thế rất lớn là đã tăng “công suất” kiếm tiền của mình lên và dư được nhiều thời gian hơn. Họ có khả năng làm nhiều việc khác để tạo ra thu nhập cũng như có được kinh nghiệm để nâng “công suất” lên 1tr/h, 2tr/h… dựa vào việc tối ưu hóa quản trị, outsourcing, ứng dụng công nghệ v.v…
Công thức tính công suất kiếm tiền theo giờ dễ dàng giải thích cho sự giàu có cách biệt của một số người.
Tổng thu nhập mỗi tháng / số giờ làm việc = Công suất kiếm tiền
Điều gì sẽ xảy ra khi số giờ làm việc bằng 0?
Theo: Peacat.com